Tiêm Vắc-Xin Toàn Cầu

Tiêm Vắc-Xin

Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hiểu quả nhất

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

// // 3 comments

Tiêm vắc xin có thật sự quan trọng? Cần hiểu đúng về tiêm chủng.

Tiêm vắc xin có thật sự quan trọng đối với sức khỏe con em chúng ta? Hãy tiếp cận thông tin một cách chính xác việc tiêm vắc xin, phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ.


Địa chỉ cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin dịch vụ uy tín nhất hiện nay TiemVaccine.com

Vắc xin là một chế phẩm có tính kháng nguyên, chuyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Hiện nay đã có gần 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng bằng vắc xin. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng "nói không với vacxin" hay "anti vacxin" đang xuất hiện ở nhiều bà mẹ bỉm sữa.

Nhiều người cho rằng hạn chế tiêm vacxin là để tránh nguy cơ con bị tự kỷ và để hệ miễn dịch của trẻ tự hoạt động. Thậm chí trên mạng xã hội Facebook còn có nhiều fanpage được lập ra với hàng nghìn thành viên có nội dung liên tiếp khẳng định tiêm vắc xin phòng bệnh là vô dụng, thậm chí là nguyên nhân gây bệnh, không tiêm vắc xin cho trẻ...

Trước thực trạng này, nhiều bác sĩ chuyên khoa Nhi đã lên tiếng phản đối và cho rằng đằng sau việc lôi kéo nhiều người không tiêm vắc xin cho trẻ là có động cơ, trong khi hậu quả để lại cho trẻ rất nguy hiểm.

" Theo Bs Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM cho biết: Một số ông bố, bà mẹ do không dám thừa nhận vấn đề sức khỏe của con là do bố mẹ nên họ lấy vắc-xin ra làm bình phong giải tỏa tâm lý. Tuy nhiên, hiện 80% bệnh nhi điều trị tại khoa là do không tiêm phòng. Việc bài trừ vắc-xin đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, nhưng nhanh chóng được chấn chỉnh. Nhiều nước còn quy định nếu trẻ không chích ngừa sẽ không được tới lớp. Muốn đi học phải kèm theo sổ chích ngừa, tránh gây bệnh cho cộng đồng…

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 khẳng định: “Anti vaccine là có tội với sức khoẻ dân tộc” 
Từ khi Edward Jenner (Anh) nhận thấy mủ đậu mùa ở bò lây sang người thì người đó không mắc bệnh đậu mùa nữa; sau đó, năm 1796, ông dùng mủ đậu bò tiêm cho người khác thì cho kết quả tương tự, tức người đó phòng được bệnh đậu mùa. Từ đó cho đến nay, việc phòng bệnh bằng vắc-xin đã là một trong những biện pháp chủ lực phòng bệnh của nhiều quốc gia trên thế giới. " (nguồn: https://vietnammoi.vn)

Cơ thể sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu không được tiêm chủng vắc xin 
Theo CBS News, tháng 05/2017 tiểu bang Minnesota của Mỹ đang hứng chịu dịch sởi tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua bởi tình trạng tẩy chay vắc xin sởi. Hầu hết những người mắc bệnh sởi đều là trẻ em người Mỹ gốc Somali chưa được tiêm chủng vắc xin sởi.

Theo ủy ban y tế Minnesota, cộng đồng người Mỹ gốc Somali ở Minnesota đã tẩy chay vắc xin sởi sau khi tiếp cận những thông tin sai lệch về nguy cơ do vắc xin gây ra.

Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em.

Thực tế thế giới thành công trong việc dùng vacxin để nhằm giảm số trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều bệnh có khả năng truyền nhiễm cao như sởi, rubella, quai bị, bạch hầu và bại liệt. Nếu như đứa trẻ lớn lên trong một cộng đồng không có miễn dịch, một cộng đồng yếu ớt trước sự tấn công của bệnh tật thì cơ thể của đứa bé đó chắc chắn sẽ không được khỏe mạnh.

Tỉ lệ biến chứng do cơ địa của trẻ hay tử vong do bệnh bền xảy ra sau khi tiêm chủng làm lý lẻ cho "anti vacxin", điều này dẫn đến sự lơ là và bỏ dở tiêm chủng, hậu quả đã hiện hữu trên diện rộng. Năm 2014, hơn 100 trẻ ở Việt Nam tử vong do bệnh sởi, căn bệnh tưởng chừng đã thanh toán thành công bởi chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Nhiều trẻ mắc bệnh nguy kịch do cha mẹ thờ ơ với việc chích ngừa vắc-xin 

Từ một vài ca tai biến mà nhiều người tìm cách bài trừ tiêm vắc-xin cho con. Hậu quả khi dịch bệnh đến phải trả giá nặng nề, đó là sinh mạng của hàng trăm đứa trẻ. Với rất nhiều ông bố, bà mẹ đó là sự hối hận có thể kéo dài đến suốt đời khi con cái phải sống trong di chứng. Vậy nên, tiêm vắc-xin phòng bệnh là thể hiện sự trách nhiệm của cha mẹ đối với con thơ.

Để tránh việc tiêm chủng tràn lan, kém hiệu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ, các bậc cha mẹ phải tìm hiểu kỹ thông tin, thời điểm tiêm phòng cho con và không phải vắc-xin nào cũng cần tiêm ngay lập tức.

Hãy liên hệ ngay với chung tôi phòng tiêm vắc xin dịch vụ Toàn Cầu  để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về loại vacxin cần thiết tiêm cho trẻ và được cung cấp lịch tiêm chủng vắc xin chính xác nhất. 



Read More

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

// // 2 comments

Vắc xin là gì? Vì sao cần tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ?

Vắc xin là gì? Và tại sao chúng ta cần quan tâm đến việc tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ? Từ lâu chúng ta đã quen với việc cập nhật lịch tiêm chủng cho con em chúng ta mỏi năm và đối với những trẻ đến tuổi để tiêm vắc xin chúng ta bậc cha mẹ luôn lựa chọn một nơi an toàn uy tính và chất lượng vắc xin tốt để tiêm cho con em mình.



Vậy vắc xin là gì? Vì sao phải cần tiêm cho trẻ lúc đến độ tuổi nhất định. Hãy cùng Phòng tiêm vắc xin Toàn Cầu tìm hiểu.

Từ xưa đã không có vắc xin và những căn bệnh mà đối với chúng ta bây giờ là bình thường thì họ xem là bệnh nan y và không có cách phòng ngừa. Vì thế vắc xin được phát minh là một loại chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vaccine để điều trị một số bệnh (vaccine liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vaccine (theo phiên âm tiếng Việt là Vắc xin) xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vaccine để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vaccine không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

Cơ chế hoạt động của vắc xin

Hệ miễn dịch nhận diện vaccine là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

Cho đến hiện tại có 3 loại vắc xin kinh điển

  • Vaccine bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Ví dụ: các vaccine chống cúmtảdịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu hết các vaccine loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.
  • Vaccine sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vaccine điển hình loại này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vaccine được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vaccine ngừa bệnh sốt vàngsởibệnh ban đào và quai bị đều thuộc loại này.
  • Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Ví dụ: các vaccine ngừa uốn ván và bạch hầu.
Vaccine sống ngừa bệnh lao không phải là dòng vi khuẩn lao gây bệnh, mà là một dòng lân cận được gọi là BCG
Hạn chế về hiệu quả
Một số vaccine rất có hiệu quả, không kể vaccine đậu mùa nổi tiếng, ví dụ vaccine ngừa bệnh uốn ván, sởi,.... Một số vaccine khác có hiệu quả vừa phải (hiệu quả của BCG chỉ vào khoảng 50%). Ngược lại, có những bệnh đến đầu thế kỷ 21 vẫn chưa có vaccine thích hợp (AIDS, sốt rét,....). Do vậy, vaccine chưa phải là vũ khí vạn năng để đối phó với bệnh tật.

Hiệu quả của vaccine cũng khó đánh giá chính xác. Kết quả nghiên cứu trên động vật không thể áp dụng 100% cho loài người, vì những đặc điểm riêng của từng loài. Trên lý thuyết, phương pháp duy nhất để chứng minh hiệu quả là lấy 2 nhóm người, một nhóm được tiêm chủng, một nhóm không rồi truyền mầm bệnh cho cả hai nhóm để xem kết quả. Dĩ nhiên phương pháp này không thể sử dụng được vì trái đạo đức. Do đó, người ta biến hóa đi một chút, cũng chia ra 2 nhóm được chủng và không được chủng như trên nhưng không truyền bệnh mà chỉ quan sát sự nhiễm bệnh qua các ngã thông thường. Hạn chế của phương pháp này là nếu một vaccine tỏ ra có hiệu quả, người ta không thể triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng để tính chính xác hiệu quả vì như thế một số lớn quần chúng sẽ bị thiệt thòi do không được bảo vệ.
Bởi vậy, khi một vaccine được xem là có hiệu quả, người ta đem tiêm chủng cho mọi người và quan sát sự giảm số người mắc bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi một bệnh có chiều hướng giảm xuống, người ta cũng không biết vai trò thật sự của vaccine, ví dụ tần suất bệnh lao đã giảm rất nhiều, nhưng vai trò của các biện pháp vệ sinh, cách ly nguồn lây cũng rất đáng kể. (Để hiểu rõ hơn cách đánh giá hiệu quả, xem thêm bài khoa học thống kê.)
Tính kém hiệu quả của vaccine có thể biểu hiện về mặt chất (đáp ứng miễn dịch không thích hợp) hoặc về mặt lượng (không có đáp ứng miễn dịch).
Nguyên nhân gây kém hiệu quả về lượng:
Các "lỗ hổng" trong kho tàng miễn dịch: trên lý thuyết, các tế bào lympho B có thể tạo ra hơn 1012 loại kháng thể đặc hiệu [1], còn lympho T có thể nhận diện trên 1015 kháng nguyên khác nhau, những con số này tuy rất lớn nhưng không phải là vô hạn, hệ miễn dịch không thể chống lại mọi thứ.
Hiệu quả của vaccine còn tùy thuộc vào thời gian bảo vệ: trí nhớ miễn dịch có thể tồn tại suốt đời nhưng sự sản xuất kháng thể thì không nếu không được tái kích thích.
Đột biến của tác nhân gây bệnh: đây là cơ chế sinh tồn của các tác nhân gây bệnh. Đột biến đẩy hệ miễn dịch vào một cuộc rượt đuổi trường kỳ. Tiêu biểu cho cơ chế này là HIV, virus sốt xuất huyết, virus cúm với nguy cơ đại dịch cúm gia cầm hiện nay.
Nguyên nhân gây kém hiệu quả về chất:
Vai trò của phụ gia: để giảm tác dụng không mong muốn của vaccine, người ta thường tinh lọc các chế phẩm, nhưng có những vaccine quá tinh khiết lại trở nên kém hiệu quả. Đó là do hệ miễn dịch muốn được kích hoạt, phải nhận được một tín hiệu báo nguy, tín hiệu này thường không phải là kháng nguyên dùng làm vaccine. Để khắc phục, người ta dùng một số loại phụ gia trong chế phẩm vaccine. Ví dụ phụ gia Freund, nhôm hyđrôxít, nhôm phosphate hoặc trộn lẫn các văc-xin với nhau.
Loại phản ứng miễn dịch và hiện tượng chuyển hướng miễn dịch: đối với các tác nhân gây bệnh ngoại bào, đáp ứng miễn dịch dịch thể là thích hợp (loại đáp ứng này được sự hỗ trợ của các tế bào lympho Th1). Ngược lại, đáp ứng miễn dịch tế bào (cần sự hỗ trợ của lympho Th2) lại hữu hiệu cho các tác nhân gây bệnh nội bào. Do đó, nếu vaccine gây được đáp ứng miễn dịch nhưng không đúng loại đáp ứng nên có, hiệu quả cũng không được bảo đảm. Th1 và Th2 có xu hướng khắc chế lẫn nhau. vaccine kinh điển có xu hướng tạo đáp ứng Th1. Do đó đối với những bệnh do tác nhân nội bào như nhiễm leishmania, miễn dịch đặc hiệu sau lành bệnh lại tốt hơn vaccine, vì vaccine lại gây hiệu quả ngược, kiềm hãm phản ứng bảo vệ.
Phòng tiêm vắc xin Toàn Cầu tại Bình Tân luôn có sẳn vắc xin và không bao giờ thiếu hụt vắc xin như một số địa chỉ tiêm vắc xin khác. Cam kết hàng chất lượng đảm bảo xuất xứ nguồn gốc gõ ràng.
Read More

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

// // 2 comments

Những điều cần biết trước khi tiêm vắc xin | Tiemvaccine.com

Khám sàng lọc trước tiêm vắc xin

  • Tại sao phải khám sàn lọc trước khi tiêm vắc xin
- Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc cần thiết nhằm phát hiện sớm những bất thường cần lưu ý để quyết định cho người được tiêm chủng, để xác định được có tạm hoãn hay vẫn tiếp tục việc tiêm vắc xin hay không hoặc phải dừng tiệm loại vacxin nào đó.
- Vì vậy, người nhà hoặc người được tiêm chủng nhất là cha mẹ tiêm vắc xin cho trẻ phải hết sức lưu ý về việc cung cấp thông tin và hợp tác tốt nhất với bác sĩ để đảm bảo việc tiêm chủng đúng thời điểm, tăng cao hiệu quả và trên hết là an toàn về sức khỏe của người được tiêm vắc xin.
- Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.
  • Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ là gì?
- Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:
    • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
    • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
    • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không?
    • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào khác không?
    • Bé có tiên sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?
- Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã từng bị, những loại thuốc - liệu phá điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm vacxin trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.
- Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình có đang mang thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.

Đối với bác sĩ sẽ khám như thế nào?

- Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế (Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 3 năm 2014), tập trung vào việc đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể bao gồm:
  • Đo thân nhiệt
  • Đánh giá tri giác
  • Quan sát nhịp thở, nghe phổi
  • Nghe tim
  • Phát hiện các bất thường khác

Hướng dẫn trước khi tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ


- Việc đầu tiên là bố mẹ hoặc người lớn thân thiết cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
- Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng hoặc hết bệnh hiện tại.
- Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau khi tiêm vacxin ở các lần tiêm chủng trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).
- Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ(người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng, để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn trong việc cung cấp thông tin.
- Tại cơ sở tiêm vắc xin, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ và đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp lựa chọn mũi tiêm tiếp theo.
- Bố mẹ, người chăm sóc trực tiếp nên nghiêm túc tuân thủ lịch tiêm vacxin theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm vắc xin đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Đối với người lớn

Người lớn đi tiêm chủng cũng cần cung cấp thông tin đầy đủ bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuôc - liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong thời gian 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.
Thông tin về lịch tiêm chủng loại vắc xin cần tiêm với từng độ tuổi xem chi tiết tại Tiemvaccine.com

Read More

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

// // 2 comments

Tiêm phòng dại? Vắc xin phòng dại? Tiemvaccine.com

Hiện nay khi vào các mùa nóng như những tháng hè ở miền Nam, thì một số loại động vật nuôi có vẻ hiền lành mọi ngày sẽ đột ngột hoặc bất ngờ không thể kiểm soát hành vi, chúng có thể sẽ vồ hoặc cắn hay có thể làm xây xước da gây chảy máu hoặc tổn thương vùng mềm cơ thể chúng ta, nếu không được tiêm phòng vacxin hợp lí thì sẽ nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của bạn hoặc người thân.


Vì thế số lượng vắc xin tiêm phòng dại ngày càng khan hiếm khi vào những mùa nóng, một số địa điểm tiêm phòng đều báo là hết hàng hoặc cháy hàng từ rất sớm. Biết được điều đó Công Ty TNHH Dịch Vụ Y Tế Toàn Cầu đã khai trương thêm phòng khám nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người về sức khỏe tại quận Bình Tân.


Đến với phòng Tiêm Vaccine Toàn Cầu bạn sẽ không phải lo lắng việc không còn vắc xin, tại đây chúng tôi luôn trử một lượng lớn vacxin nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người.

Khi bị động vật tấn công, đừng lo lắng hãy đến ngay phòng tiêm Vaccine Toàn Cầu tại Bình Tân. Tại phòng khám luôn có đội ngũ bác sĩ với thâm niên cao trong ngành Y Tế sẽ trực tiếp kiểm tra và tư vấn về sức khỏe cho bạn.
Đối với vắc xin ngừa bệnh dại tại phòng khám Toàn Cầu. Chúng tôi cung cấp loại vaccine Verorab

Thông tin tóm tắt vắc xin Verorab

Tên thương mại: Verorab

Công ty sản xuất: Sanofi Pasteur

Xuất xứ: Pháp

Thành phần:

Một liều vắc xin Verorab bột đông khô gồm có:
  • Virus bệnh dại chủng Wistar rabies PM/WI 38-1503-3 M: 1 liều miễn dịch.
  • Tá dược: Maltose; Albumin huyết thanh từ người: vừa đủ 1 liều miễn dịch.
Ống dung môi:
  • NaCl + Nước pha tiêm vô trùng: vừa đủ 0,5 ml
Khả năng bảo vệ ≥ 2,5 IU trước và sau khi làm ấm ở nhiệt độ 37oC trong 1 tháng.

Quy cách đóng gói:

  • Hộp 1 lọ vắc xin bột đông khô + bơm kim tiêm hoặc ống chứa 0,5ml dung môi.

Chỉ định:

Dùng để dự phòng (trước phơi nhiễm)
Vắc xin Verorab được chỉ định tiêm phòng cho các đối tượng nguy cơ phơi nhiễm cao như:
  • Nhân viên làm phòng thí nghiệm, nghiên cứu, sản xuất liên quan đến virus dại. Với đối tượng này cứ mỗi 6 tháng làm chuẩn đoán huyết thanh 1 lần. Tiêm vắc xin nhắc lại khi định lượng kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ 0,5IU/ml.
  • Bác sỹ thú y; kiểm lâm; thợ săn; người làm việc tại lò mổ thịt…
  • Người sinh sống hoặc du lịch đến nơi có vùng dịch bệnh dại đang lưu hành...
Dùng để phòng bệnh dại cho các đối tượng sau phơi nhiễm (sau khi bị xúc vật cắn)
Sau khi xác định hoặc nghi ngờ bị phơi nhiễm, cần đánh giá để điều trị và tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Việc đánh giá và điều trị phải được thực hiện tại các trung tâm y tế. Mức độ nặng nhẹ căn cứ theo loại vết thương và tình trạng con vật, dựa theo 2 bảng ở phía dưới sau đây:
Bảng 1:

Bảng 2:

Cách dùng – Đường dùng:

  • Vắc xin Verorab được chỉ định tiêm bắp, liều 0,5ml vắc xin đã hoàn nguyên. Người lớn tiêm vùng cơ delta cánh tay; Trẻ em tiêm vào mặt trước bên đùi; Không tiêm Verorab vào vùng mông.
  • Verorab cũng có thể tiêm trong da, liều 0,1ml vắc xin đã hoàn nguyên.
  • Cách dùng: hoàn nguyên vắc xin bột đông khô bằng dung môi đi kèm. Lắc kỹ để tạo thành dung dịch huyền dịch đồng nhất, trong suốt. Tiêm vắc xin ngay sau khi hoàn nguyên.

Lịch tiêm phòng:

Liều dùng:

  • Một liều tiêm bắp là 0,5 ml vắc xin đã hoàn nguyên.
  • Một liều tiêm trong da là 0,1ml vắc xin đã hoàn nguyên.

Tiêm dự phòng trước khi phơi nhiễm (Khi không bị xúc vật cắn).

  • Phác đồ: Tiêm bắp 3 liều cơ bản (0,5ml/liều) theo phác đồ 0, 7, 28 ngày hoặc 0, 7, 21 ngày.
  • Mũi nhắc: Khoảng 1 năm sau tiêm mũi nhắc thứ 4. Các mũi nhắc tiếp theo cứ 5 năm tiêm 1 lần.

Tiêm vắc xin ” điều trị ” (Bị phơi nhiễm: sau khi tiếp xúc với súc vật)

Điều trị sơ cấp cứu:
  • Ngay sau khi bị súc vật cắn phải vệ sinh rửa vết thương với nước và xà phòng. Hoặc thuốc làm sạch vết thương.
  • Rửa sạch xà phòng tại vết thương bằng thật nhiều nước.
  • Bôi cồn iod hoặc cồn 70o hay dung dịch dẫn xuất amonium bậc 4 tỷ lệ 0,1/100.
Phác đồ tiêm bắp:
Người lớn và trẻ em đều tiêm liều 0,5 ml.
  • Phác đồ áp dụng cho người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ, hoặc đã quá 5 năm nhưng chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 5 mũi cơ bản theo lịch 0, 3, 7, 14, 28 ngày.
  • Phác đồ áp dụng cho người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 2 mũi theo lịch 0, 3 ngày.
Trường hợp phơi nhiễm độ III (Có 1 hoặc nhiều vết cắn qua da hoặc vết xước, niêm mạc bị nhiễm nước dãi súc vật); phải tiêm vắc xin đồng thời với Immuno globulin dại:
  • Tiêm Immuno globulin miễn dịch đồng thời với mũi tiêm vắc xin đầu tiên.
  • Tuy nhiên phải sử dụng bơm kim tiêm riêng; không được trộn lẫn vắc xin và glubulin miễn dịch; khi tiêm cũng phải tiêm khác vị trí.
  • Tiêm Immunoglobulin miễn dịch nguồn gốc từ người liều 20IU/kg cân nặng cơ thể. Nếu chỉ có globulin miễn dịch có nguồn gốc từ ngựa thì tiêm liều 40IU/kg cân nặng cơ thể.
Độ nặng nhẹ của tình trạng phơi nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố như: độ nặng vết thương; vị trí vết thương; thời điểm đến khám; tình trạng suy giảm miễn dịch của cá nhân…Trong các trường hợp nặng, hoặc đến khám trễ, có thể tiêm 2 mũi vắc xin ở ngày thứ 0.
Phác đồ tiêm trong da:
  • Tiêm liều 0,1ml.
  • Phác đồ áp dụng cho người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ, hoặc đã quá 5 năm nhưng chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 2 liều 0,1ml tại 2 vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7. Và tiêm 1 liều 0,1ml vào ngày 28 (hoặc ngày 30) và ngày 90 (Phác đồ 2-2-2-1-1).
  • Phác đồ áp dụng cho người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 1 liều 0,1 ml theo lịch: 0, 3 ngày.

Chống chỉ định:

  • Không tiêm bắp ở người rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.
  • Không tiêm vào lòng mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.
  • Không tiêm trong da cho các trường hợp sau: những người điều trị dài ngày bằng corticosteroid hay các thuốc ức chế miễn dịch khác hay chloroquin; người bị khiếm khuyết miễn dịch; người đến khám trễ; trẻ em bị vết cắn nguy hiểm hay bị cắn ở các vùng như đầu, cổ.
  • Đối với tiêm dự phòng (chưa bị phơi nhiễm)Không tiêm cho người đang sốt, nhiễm trùng nặng; người có bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang trong giai đoạn tiến triển; người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Đối với trường hợp sau khi bị phơi nhiễm: Bệnh dại là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy không có chống chỉ định nào, đối với đối tượng này.

Thận trọng:

  • Những người có nguy cơ cao nhiễm virus dại nên cứ mỗi 6 tháng làm xét nghiệm chuẩn đoán huyết thanh 1 lần. Tiêm vắc xin nhắc lại khi định lượng kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ 0,5IU/ml.
  • Những người suy giảm miễn dịch, sau 2-4 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin có thể thực hiện xét nghiệm đánh giá nồng độ kháng thể. Nếu định lượng dưới ngưỡng 0,5 IU/ml cũng phải tiêm nhắc lại.
  • Thận trọng với người dị ứng với Neomycin.
  • Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện bởi nhân viên y tế đã được huấn luyện kỹ lưỡng và có kinh nghiệm tiêm chủng.
  • Khi tiêm trong da nên sử dụng bơm kim tiêm tiệt trùng liền kim (giống với bơm kim tiêm insulin).
  • Tiêm trong da đúng kỹ thuật khi mà nhân viên y tế rút kim tiêm ra phải có nốt phồng da cam. Nếu tiêm sâu quá sẽ không có nốt phồng, sẽ phải tiêm lại ở vị trí khác gần vị trí cũ.
  • Vắc xin sau khi hoàn nguyên nên dùng luôn, nếu không dùng ngay thì phải bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC. Và chỉ được bảo quản trong ngày. Quá 24h nếu vẫn không tiêm thì phải loại bỏ.
  • Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng sock phản vệ sau khi tiêm.

Phụ nữ có thai – Đang cho con bú:

  • Chưa có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của vắc xin Verorab trên đối tượng phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Hoãn tiêm vắc xin cho các đối tượng này trong các trường hợp tiêm vắc xin với mục đích dự phòng (chưa phơi nhiễm).
  • Tuy nhiên đối với các trường hợp bị phơi nhiễm, có nguy cơ cao bị dại. Do tính chất nguy hiểm của bệnh dại thì Verorab không có chống chỉ định trong các trường hợp này.

Tác dụng không mong muốn:

Sau khi tiêm vắc xin Verorab có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:
  • Tại chỗ: Sưng, đau, quầng đỏ, nốt cứng, ngứa tại nơi tiêm.
  • Toàn thân: Sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, đau bụng.
  • Hiếm gặp: sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ.

Tương tác thuốc:

  • Các thuốc corticosteroid có thể làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, sinh kháng thể sau khi tiêm vắc xin. Vì vậy trong các trường hợp bắt buộc phải tiêm vắc xin, thì sau 2 -4 tuần làm xét nghiệm định lượng kháng thể trung hòa. Nếu thấp hơn mức bảo vệ (dưới 0,5 IU/ml) thì cần phải tiêm mũi nhắc lại.

Bảo quản:

  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C.
Mọi thông tin cần giai đáp thắc mắc xin liên hệ về Phòng Tiêm Vaccine Toàn Cầu tại quận Bình Tân.
Xem thêm thông tin tại Tiemvaccine.com

Read More
// // 2 comments

Tiêm Vacxin tại Bình Tân | Tiemvaccine.com

Phòng Tiêm Vắc-xin Toàn Cầu chuyên cung cấp các loại vắc-xin ngăn ngừa bệnh, ung thư và các loại bệnh dại từ động vật, đủ các loại cho trẻ sơ sinh, bé nhỏ và cả người lớn, phụ nử mang thai. Luôn có sẳn vắc-xin tại phòng khám, vắc-xin được nhập từ Bỉ, Hàn Quốc và những loại được sản xuất tại Việt Nam. Luôn cung cấp lịch tiêm chủng trên toàn quốc.
Có những loại vắc-xin phổ biến và luôn cần thiết cho sức khỏe trẻ nhỏ cũng như người lớn tuổi như vaccine pentaxim (một loại vắc-xin 5 trong 1 gồm có Bạch hầu, Ho Gà (Thành phần ho gà vô bào), Uốn ván, Bại Liệt và Hib).
Đặc điểm khác biệt trong thành phần của vắc xin 5 trong 1 Pentaxim và Quinvaxem là:
  • Pentaxim không có viêm gan B, nhưng có thành phần Bại liệt
  • Quinvaxem trong thành phần không có bại liệt nhưng lại có viêm gan B
  • Thành phần ho gà trong Pentaxim là ho gà vô bào.
  • Thành phần ho gà của Quinvaxem là ho gà toàn tế bào.






Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc tiêm vắc xin phòng bệnh, CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ Y TẾ TOÀN CẦU đã khai trương PHÒNG TIÊM VACCINE TOÀN CẦU tại địa chỉ 564B Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM.
PHÒNG TIÊM VACCINE TOÀN CẦU có quy mô 10 phòng khám và 10 phòng tiêm, ngoài ra còn có khu vui chơi và phòng chờ sau tiêm, khu phòng chức năng dành cho mẹ và bé sơ sinh (phòng cho con bú, phòng thay tã, phòng ngủ)… Ước tính mỗi ngày, phòng tiêm có thể phục vụ đến 2.500 lượt khách.
Điểm nổi bật của PHÒNG TIÊM VACCINE TOÀN CẦU là cung cấp đủ các loại vắc-xin dành cho trẻ em, người lớn, phụ nữ chuẩn bị mang thai, kể cả những vắc-xin thường xuyên khan hiếm trên thị trường như: Vắc-xin Pentaxim (5 trong 1), vắc-xin Infanrix Hexa (6 trong 1), vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn Synflorix, vắc-xin ngừa viêm gan A, B….
Mục tiêu của chúng tôi:






1. Cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn và hiệu quả đạt chuẩn GMP-WHO.
2. Ứng dụng khoa học công nghệ mới, nghiên cứu sản xuất các văcxin đạt tiêu chuẩn, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phòng và điều trị bệnh của cộng đồng.
3. Xây dựng hệ thống kinh doanh và dịch vụ năng động, hiệu quả, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
4. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết cùng với hệ thống quản lý chuyên nghiệp, chủ động, sáng tạo, vì con người.
5. Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, được đào tạo liên tục và bài bản.
6. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm kiếm các đối tác mới trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh.
7. Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh về giá cả và chất lượng
Công ty TNHH Dịch Vụ Y Tế Toàn Cầu cam kết :





Đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các sản phẩm được sản xuất tại công ty, bảo quản tối ưu và cung cấp thuận lợi nhất cho khách hàng trên nền tảng uy tín và trách nhiệm cao nhất vì lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Thông tin tiêm vắc xin xem tại Tiemvaccine.com
Read More